Nhận biết sớm để ngăn chặn kịp thời biến chứng tiểu đường | Medlatec

Nhận biết sớm để ngăn chặn kịp thời biến chứng tiểu đường

Ở nước ta, tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Đây là căn bệnh thuộc nhóm nguy hiểm nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời thì mới ngăn chặn những biến chứng do nó gây ra.


15/05/2020 | Tìm hiểu về thuốc tiểu đường và các biện pháp hỗ trợ điều trị
08/04/2020 | 3 bước để kiểm soát dễ dàng bệnh tiểu đường trọn đời
27/03/2020 | Cẩm nang thông tin cần biết về bệnh tiểu đường

1. Tiểu đường - căn bệnh thuộc nhóm nguy hiểm

1.1. Tiểu đường là bệnh gì?

Lượng carbohydrates trong đồ ăn, thức uống đưa vào cơ thể con người hàng ngày được hấp thu vào đường ruột như glucose và hòa tan trong máu. Quá trình này làm sản sinh insulin giúp glucose được đưa vào các tế bào và trở thành nguồn năng lượng của cơ thể. Khi insulin hoạt động không hiệu quả và glucose tăng cao quá khả năng xử lý của insulin sẽ khiến cho một lượng lớn glucose không được chuyển hóa thành nguồn năng lượng của cơ thể và bị dư thừa trong máu.

tiểu đường 

Tiểu đường là tình trạng dư glucose trong máu

Tiểu đường chính là tình trạng dư thừa lượng glucose trong máu. Bệnh còn có tên gọi khác là đái tháo đường, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa protein, cacbohydrat và mỡ.

1.2. Vì sao tiểu đường thuộc nhóm bệnh nguy hiểm?

Sở dĩ tiểu đường được xét vào nhóm bệnh nguy hiểm là bởi:

- Số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng

Chỉ trong vòng 10 năm  mà tỷ lệ người bệnh tiểu đường đã tăng lên 200% và số người bị tiền tiểu đường cũng tăng 7,7 - 14%. Nếu không được phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý thì số người mắc tiền tiểu đường cũng sẽ nhanh chóng chuyển sang tiểu đường tuýp 2. Dự đoán trong tương lai nếu không có biện pháp phòng ngừa thì số lượng người bị tiểu đường sẽ còn gia tăng với tốc độ chóng mặt.

- Khó nhận biết triệu chứng

Hầu hết người bị tiểu đường không biết rằng mình đang mắc căn bệnh này trong đó có đến 85% trường hợp chỉ phát hiện khi bệnh đã có những biến chứng nặng nề. Nguyên nhân của điều này là do tiểu đường là một quá trình tích tụ lâu dài với những biểu hiện không điển hình nên rất khó nhận biết. Số đông bệnh nhân chỉ biết được sự tồn tại của bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc thăm khám một bệnh lý nào khác.

- Có nhiều biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng do tiểu đường gây ra được đánh giá là nhanh chóng và nguy hiểm. Điển hình có thể kể ra như: suy thận, nhiễm trùng máu, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim,...

1.3. Phân loại bệnh tiểu đường

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, có thể chia tiểu đường thành 3 loại:

- Tiểu đường tuýp 1

Đây là trường hợp xảy ra khi tế bào β của tuyến tụy tiết ra insulin bị phá hủy. Bệnh có xu hướng khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh chóng ở trẻ em và vị thành niên. Các triệu chứng ban đầu của bệnh như: giảm cân đột ngột, đa niệu, khát nước,...

tiểu đường 

3 loại chính của bệnh tiểu đường

- Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 (type 2) khởi phát ở những người có yếu tố di truyền về bệnh lý này và có lối sống không khoa học như ăn uống không điều độ, vận động kém,... Đặc trưng bệnh là gần như không có triệu chứng cơ năng nên gần như bệnh nhân không phát hiện được sự tồn tại của bệnh.

- Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bất thường trong trao đổi chất đường do ảnh hưởng của việc mang thai. Nguyên nhân gây nên bệnh là bởi trong thai kỳ, hormone được tạo ra bởi nhau thai ức chế chức năng insulin làm tăng lượng đường trong máu. 

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Ở mỗi cấp độ, bệnh tiểu đường sẽ có những dấu hiệu khác nhau nhưng cơ bản, hầu hết bệnh nhân bị tiểu đường sẽ có các dấu hiệu sau:

- Tiểu nhiều: do nồng độ đường trong máu tăng cao nên cơ thể sẽ tự phản ứng để loại bỏ lượng đường này khiến cho người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu, nhất là về ban đêm.

- Chóng mặt, hoa mắt: chất lỏng có thể hình thành trong tròng mắt khiến người bệnh cảm giác mắt mình bị mờ, nhìn không rõ.

- Khát nước: việc đi tiểu nhiều lần khiến cơ thể người bệnh bị mất nước nên họ luôn cảm thấy háo nước.

- Lâu lành vết thương: do lượng đường trong máu cao nên các vết thương dễ nhiễm khuẩn, kết quả là vết thương thường lâu lành.

- Nhiễm trùng: cơ thể dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy giảm.

- Ăn nhiều nhưng nhanh đói: cảm giác đói nhanh là do nồng độ insulin cao.

- Một số dấu hiệu khác: ngứa da, giảm cân đột ngột, khó chịu, mệt mỏi,...

3. Các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra

Biến chứng là giai đoạn phát triển sau khi bị tiểu đường, nó thường phát triển dần dần. Khi mà lượng đường trong máu càng ít kiểm soát hơn thì nguy cơ gây ra biến chứng càng cao. Điển hình trong đó có thể kể đến như:

- Tổn thương thần kinh

Việc lượng đường bị dư trong cơ thể sẽ khiến cho các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) bị tổn hại tới việc nuôi dưỡng dây thần kinh. Vì thế người bệnh sẽ cảm thấy chân tay tê, rát, ngứa ngáy. Bệnh càng kéo dài và không được điều trị thì chân tay sẽ mất hoàn toàn cảm giác. Không những thế, nếu dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa bị tổn thương còn sinh ra táo bón, tiêu chảy, nôn mửa,... 

tiểu đường 

Tiểu đường có những biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng

- Mắc bệnh thận

Thận là nơi chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ để đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Hệ thống lọc này có thể bị hỏng do bệnh tiểu đường gây nên bệnh suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối phải chạy thận, ghép thận mới cứu được tính mạng.

- Bệnh tim

Người bị tiểu đường có nguy cơ cao với các vấn đề về tim mạch như: xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, đau tim,... Vì thể người bệnh sẽ dễ đột quỵ hoặc đau tim.

- Bệnh võng mạc

Các mạch máu của võng mạc có thể bị tổn thương do tiểu đường. Mặt khác, bệnh này cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng nghiêm trọng khác về thị lực như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.

- Bệnh Alzheimer

Tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi mà việc kiểm soát lượng đường trong máu ngày càng kém đi.

- Tổn thương chân

Cũng do mắc tiểu đường mà lưu thông máu đến chân kém, dây thần kinh ở chân bị tổn thương nên tăng nhiều nguy cơ biến chứng khác ở chân. Khi không được điều trị, các mụn nước và vết cắt ở chân có thể tiến triển nhiễm trùng khó lành, nghiêm trọng nhất là phải cắt bỏ chi.

- Các vấn đề về da

Người bị tiểu đường dễ mắc các vấn đề về nấm và nhiễm trùng da.

- Biến chứng thai kỳ

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ khiến lượng đường trong máu không kiểm soát được có thể gây nhiều nguy hiểm cho mẹ và con như:

+ Đối với thai nhi: lượng đường dư ở mẹ có thể đi qua nhau thai khiến cho tuyến tụy của thai nhi phát triển thêm insulin. Hệ lụy của điều đó là thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi và mẹ phải sinh mổ. Không những thế, sau khi sinh bé sẽ dễ bị hạ đường huyết, có nguy cơ cao với bệnh  tiểu đường tuýp 2 và béo phì khi lớn lên. Biến chứng nguy hiểm nhất là trẻ tử vong ngay trước hoặc sau khi sinh.

+ Đối với mẹ: thai phụ bị tiểu đường thai kỳ dễ bị phù bàn chân và chân, protein trong nước tiểu dư, huyết áp cao nên gây ra tiền sản giật đe dọa tính mạng cả mẹ và bé. Những mẹ bầu từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần sinh đầu thì cũng dễ tái diễn ở những lần mang thai tiếp theo hoặc có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 khi già đi.

Qua những chia sẻ trên đây chúng tôi tin rằng bạn đọc đã thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường để không chủ quan với sức khỏe của mình. Thăm khám sức khỏe định kỳ được xem là biện pháp hữu ích giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý này (nếu có). Hoặc nếu cần tư vấn thêm về phương pháp giúp chẩn đoán chính xác tiểu đường để chủ động bảo vệ sức khỏe, bạn đọc cũng có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giúp đỡ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp